Phân loại Chiến_thuật_quân_sự

Theo môi trường và lực lượng

Theo tình thế chiến đấu

Cấp độ chiến đấu cá nhân

Là cấp độ nhỏ nhất của chiến thuật quân sự, phản ánh qua khả năng chiến đấu của từng người lính:

  • Cách thức di chuyển

Tối cần thiết là đánh được đối phương trước khi đối phương đánh trả. Có nghĩa là phải hành động nhanh hơn đối thủ. Điều này liên quan quá trình đào tạo huấn luyện thường xuyên trong việc di chuyển nhanh. Tốc độ cũng liên quan việc xử lý tình huống, phản xạ và thực thi nhanh chóng các mệnh lệnh từ sĩ quan chỉ huy.

  • Cách bắn

Chiến thuật bắn ở cấp độ cá nhân rất đa dạng, được đào tạo để chiến đấu một mình hoặc bắn cùng đồng đội: như bắn lần lượt, bắn chéo, bắn nhiễu các loại súng,...cũng như các cách cận chiến bằng vũ khí thô sơ như lưỡi lê, dao găm,...và sử dụng các loại vũ khí cá nhân khác.

Kỹ năng bắn càng chính xác càng tốt để có thể đánh trúng đối phương trong khi đối phương còn ở ngoài tầm tấn công là kỹ năng cơ bản của người lính. Nếu có thể đánh trúng đối phương ở tầm xa là một lợi thế lớn. Điều này liên quan khả năng đào tạo tập bắn, và cũng phụ thuộc và chủng loại súng cầm tay cá nhân được trang bị.

  • Tự bảo vệ và bảo vệ đồng đội

Các kỹ năng bảo vệ được áp dụng cho từng chiến binh. Huấn luyện tự bảo vệ trên chiến trường cũng quan trọng như huấn luyện sử dụng vũ khí hiệu quả, trước hết là khả năng ngụy trang. Ngụy trang quân sự là chiến thuật tự vệ cơ bản trong quân sự, nhằm tránh việc phát hiện của quân địch. Đồng thời, cá nhân trong quá trình chiến đấu luôn quan sát và chú ý mọi hướng để bảo vệ đồng đội.

Cấp độ chiến đấu theo đơn vị

Đây là cách tổ chức, sắp xếp các đơn vị quân đội trong việc triển khai chiến đấu trên chiến trường.

Một trong những cách tốt nhất để xuyên thủng chiến tuyến hoặc vây hãm đối phương là sử dụng các phương tiện vận chuyển. Trong lịch sử, phương tiện vận chuyển cơ bản là ngựa. Ngày nay, xe tăng, các phương tiện thiết giáp chở lính, máy bay trực thăng và máy bay thả dù được huy động. Những phương tiện này cho phép binh lính bao vây hoặc vòng ra phía sau đối phương, tiếp cận các lực lượng từ phía sau trong khi khối quân cơ bản vẫn đang tấn công trực diện.

Các phương tiện vận chuyển luôn tốn kém hơn là xây dựng lực lượng bộ binh, vì thế, các lực lượng cơ động cao chỉ chiếm một phần trong tổng số quân đội. Ban đầu, phương tiện cơ động được xem là chỉ phục vụ mục đích di chuyển và trinh sát nhưng về sau càng quan trọng trong tác chiến. Tính hữu dụng của những đội quân này là ở tính cơ động và với trường hợp cơ động trên mặt đất, chúng nhanh chóng xuyên thủng chiến tuyến đối phương, áp đảo, chia cắt và tiến ra phía sau kẻ thù. Xe tăng hiện đại được sử dụng gần giống như kỵ binh trong việc tạo nên tính cơ động khi tấn công.

  • Bảo vệ đơn vị

Trên chiến trường, việc bảo vệ hiển nhiên là rất cần thiết. Có một số biện pháp bảo vệ là để quân đội:

  1. Ngoài tầm tấn công của đối phương, như sử dụng cảnh báo và quấy rối.
  2. Mang giáp có thế chống đỡ được vũ khí đối phương ở một mức độ nào đó. Xe tăng là một ví dụ về hình thức giáp bảo vệ
  3. Xây dựng đồn lũy, tường, hào, bãi mìn,... ngăn cản đối phương và phòng thủ chống lại vũ khí đối phương.
  4. Sử dụng các đội bảo vệ trong khi đội chủ lực đang tấn công, ở cấp đơn vị lớn hơn như là Lực lượng vòng ngoài.
  • Phối hợp

Tác chiến của các đội nhóm hoặc lớn hơn là đơn vị binh chủng có thể sẽ không rời rạc đơn thuần từng đơn vị mà có sự phối hợp tác chiến nhiều binh chủng như bộ binh, pháo binh, xe tăng,...hoặc nhiều quân chủng như không quân, hải quân,...trong cùng một lúc. Hình thức tác chiến phối hợp còn được gọi là tác chiến hiệp đồng binh chủng. Nhiều quân đội xây dựng các đơn vị hỗn hợp, hay còn gọi là lực lượng kết hợp.

Phương cách tấn công trong quân sự đã liên tục thay đổi theo thời gian cùng với sự phát triển của vũ khí, phương tiện chiến tranh. Sự phát triển đó đã dẫn đến sự thay đổi sâu sắc toàn diện việc chiến đấu, làm thay đổi diện mạo chiến tranh cùng chiến thuật quân sự của nó.

Các hình thức tấn công ban đầu là các đạo quân sử dụng vũ khí gươm, kiếm, giáo, thương, phát triển lên cung tên, nỏ, súng hỏa mai,...từng bước thay thế bởi các kiểu súng trường nhanh hơn, rồi đến súng máy, đại bác hiện đại, sức mạnh tấn công của đơn vị quân sự tăng dần cùng với sự ứng dụng các vũ khí mạnh hơn. Các phương tiện, vũ khí cũng có khả năng tác chiến ở khoảng cách lớn như đại bác tầm xa, có khả năng di chuyển linh hoạt như pháo tự hành, tấn công ở tầm xa và mức công phá lớn hơn như tên lửa hay máy bay ném bom.

Các đơn vị quân đội có chiến thuật khác nhau theo tính năng mà họ được tổ chức cùng trang bị, có các tùy chọn sử dụng ở địa bàn chiến tranh khác nhau, và phối hợp chiến thuật cùng nhau.